Hoạt động logistics của Việt Nam 2023: Tổng quan và những thách thức để phát triển mạnh mẽ.
Theo báo cáo của VIRAC, thị trường Logistics Việt Nam xếp hạng thứ 10/50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Mặc dù đã tăng thứ hạng trong nhóm các thị trường logistics mới nổi nhưng logistics Việt Nam lại giảm thứ hạng trong Bảng xếp hạng Chỉ số hiệu quả logistics. Liệu hoạt động logistics Việt Nam có đang phát triển bền vững và làm thế nào để hoạt động logistics của Việt Nam vượt qua những thách thức, phát triển bền vững trong tương lai?
Thông tin dưới đây được tổng hợp từ hệ thống dữ liệu kinh tế Data Factory và báo cáo của VIRAC. Data Factory là hệ thống hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp dữ liệu của các ngành kinh tế tại Việt Nam danh cho các đối tượng cá nhân, sinh viên, người làm nghiên cứu. Trải nghiệm Data Factory ngay!
Tầm quan trọng của hoạt động logistics trong nền kinh tế Việt Nam
Tầm quan trọng của hoạt động logistics
Hoạt động Logistics đóng một vai trò không thể bỏ qua trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và việc gia nhập vào các hiệp định thương mại quốc tế, tầm quan trọng của hoạt động logistics đã được nâng lên một tầm cao mới.
Hệ thống logistics chất lượng cao giúp cải thiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nó cũng giúp tối ưu hóa chi phí và thời gian trong chuỗi cung ứng, giúp hàng hóa di chuyển hiệu quả từ nguồn gốc đến người tiêu dùng. Từ việc hỗ trợ ngành nông nghiệp đến ngành sản xuất và xuất khẩu, hoạt động logistics là trái tim của sự phát triển kinh tế Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hóa.
Chuỗi giá trị của hoạt động logistics trong nền kinh tế Việt Nam
Chuỗi giá trị hoạt động logistics Việt Nam bao gồm 4 nhóm hoạt động chính là giao nhận, vận tải, cảng và kho bãi. Trong đó:
Hoạt động giao nhận là các dịch vụ tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các hoạt động khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của người gửi.
Hoạt động vận tải là hoạt động trung gian giúp hàng hóa từ nơi sản xuất được vận chuyển đến tay nhà phân phối, bao gồm vận tải nội địa, hoạt động các cảng biển và cảng hàng không, và vận tải quốc tế.
Hoạt động cảng là các dịch vụ hỗ trợ cho vận tải đường thủy và vận tải đường hàng không, bao gồm dịch vụ cảng biển và dịch vụ cảng hàng không. Hoạt động cảng biển bao gồm các dịch vụ hỗ trợ hành trình của tàu, phục vụ tàu vào cảng, xếp dỡ hàng hóa, phục vụ hàng quá cảnh, lưu kho và liên kết vận tải nội địa.
Hoạt động kho bãi là hoạt động cất giữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm trong suốt quá trình chuyển từ điểm đầu tới điểm cuối của dây chuyền cung ứng, cũng cung cấp các thông tin về những tình trạng, điều kiện lưu trữ và vị trí của hàng hóa được lưu kho.
Bên cạnh bốn hoạt động này, hoạt động logistics còn bao gồm một số hoạt động dịch vụ khác như dịch vụ đại lý hải quan, dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa, dịch vụ xếp dỡ hàng hóa, dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật,…
Tổng quan hoạt động logistics Việt Nam năm 2023
Tổng quan hoạt động giao nhận và chuyển phát
Hoạt động giao nhận duy trì mức tăng trưởng tốt tại thị trường Việt Nam
Theo phân tích trong báo cáo hoạt động logistics của VIRAC, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận, vận tải đang tích cực trong công tác chuyển đổi số, ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào công việc hàng ngày. Chất lượng nguồn nhân lực đang được gia tăng nhằm tăng chất lượng dịch vụ, hạ thấp chi phí logistics. Qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của các nhà xuất nhập khẩu trong và sau dịch Covid-19. Ngoài ra các doanh nghiệp giao nhận vận tải cũng đặt mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng cho dịch vụ 3PL đang được cung cấp ra thị trường.
Doanh nghiệp giao nhận đang hướng sự chú ý đến vận chuyển nông sản và hàng hóa tươi sống.
Theo phân tích của VIRAC, một phân khúc đáng lưu ý đang được các doanh nghiệp trên thị trường giao nhận, chuyển phát là nông sản và hàng hóa tươi sống. Với mong muốn đảm bảo chất lượng hàng hóa tốt hơn cho người tiêu dùng cũng như thuận tiện trong quá trình vận chuyển, bảo quản, doanh nghiệp đã có nhiều biện pháp hỗ trợ người dân. Một số doanh nghiệp đã đồng hành cùng người nông dân trong việc hướng dẫn đóng gói hàng hóa theo quy chuẩn để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đồng thời hỗ trợ người dân trong việc ứng dụng công nghệ để bán hàng.
Hoạt động chuyển phát nhanh, giao hàng chặng cuối phát triển nhờ sự bùng nổ của thương mại điện tử
Theo báo cáo hoạt động logistics của VIRAC, hoạt động chuyển phát nhanh, giao hàng chặng cuối là mắt xích quan trọng trong hoạt động của các kênh thương mại điện tử. Vì vậy, sức nóng của thương mại điện tử trong thời gian gần đây là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ chuyển phát nhanh, giao hàng chặng cuối. Tìm hiểu thêm về sự bùng nổ của thương mại điện tử.
Các doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực giao nhận, chuyển phát nhanh.